Bé chậm đi phải làm sao? Cách cải thiện tình trạng này như thế nào?

Cải thiện tình trạng chậm đi ở trẻ

 

Bé có biểu hiện tình trạng chậm đi làm sao để cải thiện tình trạng này ở bé đây chắc chắn là nỗi lòng của biết bao bậc phụ huynh. Bé tập đi là một cột mốc quan trọng đánh giá sự phạt triển của trẻ nhỏ. Việc giúp con trở nên nhanh biết đi phụ thuộc rất nhiều vào sự giúp đỡ của người mẹ. 

Hãy cùng Somostore tìm hiểu cách giúp cho bé cải thiện tình trạng chậm đi. Các giai đoạn tập đi của bé như thế nào cùng với Somostore tìm hiểu bài viết dưới đây mẹ nhé.

Một đứa trẻ có thể tự tin bước đi trên đôi chân của mình phải trải qua rất nhiều giai đoạn. Việc tập cho bé có thể tự đi không hề đơn giản. Khi bé được 1 tuổi bé bắt đầu chập chững bước đi những bước đầu tiên đến khi bé được 18 tháng tuổi bé có thể tự đi mà không cần sự hỗ trợ của bất kỳ ai. Việc giúp bé nhanh biết đi là một điều khó ba mẹ có thể tham khảo một số cách sau đây nhé.

MỤC LỤC

4 giai đoạn tập đi của bé: 

4 giai đoạn tập đi ở trẻ
4 giai đoạn tập đi ở trẻ

6 tháng: Trước khi bé tập tễnh bước đi những bước đầu tiên bé phải tự đứng lên và biết cách dồn lực của cơ thể lên bàn chân. Tuy nhiên bé vẫn chưa có thể đứng vững trên đôi chân của mình mà bé cần sự hỗ trợ. 

9 đến 12 tháng: Khi bé bắt đầu đứng được. Bé sẽ tự biết cách nâng phần thân của mình lên và tự đứng dậy. Đây là lúc bé tự đứng dậy bằng cách bé sẽ vịn vào một vật gì đó. Bé có thể tự đi từng bước nhỏ bằng cách bám vào các vật xung quanh. 

13 đến 17 tháng: Đây là giai đoạn trung gian bé sẽ học được cách đứng lên khi bị ngã.

18 tháng: Bé có thể tự đi mà không cần sự phụ giúp của ai cả. Bên cạnh đó bé cũng có thể tự đi khoảng cách xa hơn và gần như nắm bắt được hoàn toàn kĩ năng này. 

Mẹ nên cho bé tập luyện nhiều lần để bé có thể tự chủ học được kỹ năng này.

Các nguyên nhân dẫn đến bé chậm biết đi? Cách khắc phục tình trạng bé chậm biết đi?

Nguyên nhân bé chậm đi
Nguyên nhân bé chậm đi

Bé xuất hiện tình trạng chậm biết đi nếu bé bị bệnh trong một khoảng thời gian dài hoặc bé nằm viện và phải uống thuốc nhiều lần. Đôi khi trẻ chậm đi hơn so với độ tuổi của bé cũng có thể là do ba mẹ nuông chiều không tập cho bé đi hoặc thường xuyên cho bé nằm, bế bé mọi lúc mọi nơi,…

Tình trạng thừa cân cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng bé chậm đi từ vài tuần đến vài tháng đối với những đứa trẻ trong cùng độ tuổi khác. Trọng lượng cơ thể khiến bé bị yếu đi, gặp khá nhiều khó khăn trong việc di chuyển. 

Ngoài ra bé còn có thể thiếu canxi cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị chậm đi. Việc thiếu 2 loại vitamin chủ yếu là vitamin A, D là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bé chậm phát triển.

4 bài tập giúp bé nhanh biết đi:

Bài tập giúp trẻ chậm đi
Bài tập giúp trẻ chậm đi

Giúp bé tập đi bằng cách cho bé với lấy đồ chơi

  • Độ tuổi: bé từ 6 tháng trở lên
  • Cách thực hiện: Đỡ bé đứng dậy, sau đó nhờ một người khác đưa món đồ chơi mà bé thích lên cao hơn một chút để bé phải nhướng đầu lên và với lấy món đồ chơi.
  • Lợi ích: Phát triển cơ và khớp để duy trì trọng lượng cơ thể

Nhảy múa – Cách giúp trẻ nhanh biết đi

  • Độ tuổi: Bé từ 8 tháng trở lên
  • Cách thực hiện: Mở nhạc mà bé thích, sau đó đỡ bé đứng dậy. Nắm tay và giúp bé di chuyển cơ thể theo điệu nhạc. Khi bạn nắm tay bé, chân của bé sẽ chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể. Việc chuyển động sẽ làm trọng tâm cơ thể thay đổi, giúp bé giữ thăng bằng tốt hơn.
  • Lợi ích: Giúp bé học được cách giữ thăng bằng, phát triển bắp chân.

Tập đi cho bé bằng cách bước đi trên xốp hơi bong bóng

  • Độ tuổi: Bé từ 11 tháng trở lên
  • Cách chơi: Trải một tấm xốp hơi bong bóng lên sàn, đặt đồ đạc để bé vịn, sau đó để bé đứng lên miếng xốp. Bé sẽ cảm nhận được điều kỳ diệu của miếng xốp hơi bong bóng này. Khi bé bước đi, bong bóng ở dưới chân sẽ kêu “lốp bốp, lốp bốp” khiến bé thích thú. Nếu bé có vẻ bối rối và không biết làm thế nào, bạn hãy làm mẫu cho bé.
  • Lợi ích: Giúp bé luyện tập để hoàn thiện kỹ năng bước đi

Mong rằng những kiến thức Somostore đã chia sẻ sẽ giúp cho mẹ có thêm kinh nghiệm dạy bé tập đi nhanh hơn.

Xem thêm: Cách trị hăm cổ ở trẻ nhỏ

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *